Phương pháp trồng rau thủy canh là gì ? có ưu điểm rao sao?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng, …
==> Giới thiệu công ty giải pháp xanh 
Phương pháp trồng rau thủy canh

10 ưu điểm của việc sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh

1.Phương pháp trồng thủy canh
Phương pháp trồng thủy canh sử dụng chính những chất dinh dưỡng pha theo một tỷ lệ nhất định.Với mỗi loại cây khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng nên cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, các mầm bệnh từ đất theo phương pháp trồng cây bằng đất truyền thống.
2. Về dinh dưỡng:
– Trong phương pháp thuỷ canh, cây trồng cần dinh dưỡng nhiều hay ít trong từng giai đoạn đều được cung cấp đủ theo nhu cầu. Đủ hay thiếu dinh dưỡng đều có thể điều chỉnh ngay.
– Trong phương pháp thổ canh (đất) thì rất khó để điều chỉnh cũng như cung cấp đầy đủ cho cây trồng.
3. Về diện tích trồng:
Trồng thuỷ canh trên cùng một diện tích trồng như thổ canh thì diện tích canh tác được nhiều hơn. Thuỷ canh thích hợp với điều kiện canh tác trật trội như trồng trên sân thượng, ban công nhà phố.
4. Về tốc độ phát triển:
– Cây trồng bằng phương pháp thuỷ canh thường phát triển nhanh hơn từ 30-50% so với trồng bằng phương pháp thổ canh. Cây lớn nhanh nhưng không bị dư lượng hoá học trên cây trồng, đảm bảo an toàn. Sở dĩ như vậy là do dinh dưỡng được cung cấp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra lượng oxy cung cấp theo phương pháp thuỷ canh cũng tốt hơn, giúp phát triển bộ rễ hơn so với trồng thổ canh.
5. Về sâu bệnh:
– Trồng bằng phương pháp thuỷ canh thì ít sâu bệnh hơn hẳn so với phương pháp trồng thông thường.
– Nếu trồng trong nhà kính và khử trùng thường xuyên thì gần như không có sâu bệnh.
6. Về thuốc bảo vệ thực vật:
– Phương pháp thuỷ canh: gần như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cần bắt bằng tay là hết sâu.
– Phương pháp thuỷ canh: Không dùng hoặc ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên không lo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.
7. Thời gian trồng:
– Nếu duy trì đủ điều kiện ánh sáng thích hợp, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm trong khu vườn thì ta có thể trồng cây trong suốt cả năm mà không phân biệt điều kiện khí hậu như phương pháp thổ canh truyền thống.
8. Về năng suất cây trồng.
– Đối với các cây rau quả ngắn ngày, phương pháp thuỷ canh cho năng xuất cao trong một thời gian canh tác ngắn hơn so với phương pháp truyền thống.
– Với các cây ăn quả dài ngày hoặc cây đặc thù không thể trồng bằng phương pháp thuỷ canh được. Do đó, trồng theo phương pháp thuỷ canh không thể thay thế được.
9. Về công chăm sóc:
– Về cơ bản thì trồng bằng phương pháp thổ canh nhàn hơn tuy nhiên, nếu đủ điều kiện thích hợp thì trồng bằng phương pháp thuỷ canh hoàn toàn đơn giản và tiết kiệm thời gian. Do vậy, công chăm sóc cũng giảm đáng kể.
– Có thể chọn nhiều giải pháp trồng như: thuỷ canh tĩnh, thuỷ canh hồi lưu, bán thuỷ canh tuỳ vào mục đích và nhu cầu của người trồng. Mỗi phương pháp, công chăm sóc là khác nhau.
10. Chi phí, giá thành:
– Nếu đầu tư bài bản thì phương pháp thuỷ canh sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài và nếu tính giá thành/sản phẩm thì phương pháp thuỷ canh có thể cho giá sản phẩm khá tối ưu.
– Tốn kém nhất trong phương pháp trồng rau là đầu tư nhà kính, hoá chất và các  vật liệu ban đầu.

Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh

- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
Tuy cách trồng rau thủy canh cũng có nhiều nhược điểm nhưng suy cho cùng đây chính là phương pháp trồng  rau mang lại hiệu quả cao nhất. Liên hệ công ty Giải Pháp Xanh để được tư vấn cách trồng rau thủy canh hiệu quả

Share this:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét